Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

CLB Tia Sáng Xanh - 5 năm một chặng đường

Câu lạc bộ Tia Sáng Xanh được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 2010 tiền thân là Đội CTXH Khoa Địa lý (thành lập năm 2005), với sự phát triển không ngừng về chất lượng, đội ngũ nhận sự cũng với những chương trình thiết thực hướng đến cộng đồng, xã hội và hoạt động thiện nguyện của sinh viên nói chung và sinh viên Khoa Địa lý nói riêng.
Sinh nhật lần thứ 4 CLB Tia Sáng Xanh
Sinh nhật lần thứ 4 CLB Tia Sáng Xanh
Trong suốt thời gian từ ngày thành lập đến việc xây đựng đội ngũ nhân sự, xây dựng các chương trình hoạt động, ổn định và đi vào giai đoạn phát triển hôm nay. Câu lạc bộ Tia Sáng Xanh đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên chi Hội Sinh viên Khoa Địa lý, các bạn trong Ban chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ và tất cả các bạn sinh viên trong và ngoài Khoa Địa lý đã hợp tác, chia sẻ và gắn bó cũng nhau hoàn thành các mục tiêu, chương trình. Đó là sự đóng góp chân thành, là sự sẻ chia những khó khăn, là những kỹ niệm bên những bó hoa, những hoạt động gây quỹ, là những chương trình mà chỉ có ở câu lạc bộ Tia Sáng Xanh, v.v. Đó là sự đoàn kết của Ban chủ nhiệm CLB cũng các thành viên, là ngọn lửa bùng cháy, là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, là sự hy sinh không ngại gian khó của mỗi con người, mỗi thành viên (chúng ta cần giữ ngọn lửa mãi xanh trong chúng ta). Chỉ có thể nói 5 năm qua rất tuyệt vời và đáng để nhìn lại và chiêm ngưỡng nó.!
CLB Tia Sáng Xanh - 5 năm một chặng đường
CLB Tia Sáng Xanh - 5 năm một chặng đường
Bên cạnh đó, chặng đường 5 năm của câu lạc bộ vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Ra đời với đội ngũ nhân sự trẻ, thiếu kinh nghiệm trong các công tác tổ chức, hoạt động, chủ yếu vừa làm vừa đút kết kinh nghiệm. Hoạt động xã hội chủ yếu còn nhỏ, kinh phí hoạt động chủ yếu tự gây quỹ. Các chương trình câu lạc bộ vừa làm vừa xây dựng hướng đến những mục tiêu riêng, định hướng lâu dài (5 năm cũng đã thành công trong những mục tiêu đó).

Với 5 năm nhìn lại xuyên suốt quá trình xây dựng, ổn định và phát triển, câu lạc bộ có những thay đổi tích cực. Đội ngũ nhân sự dẫn ổn định hơn có thể tổ chức các chương trình nhiều ngày với số lượng trên 100 thành viên tham gia, thành viên CLB trẻ, nhiệt tình, năng động,...(các bạn có thể comment bên dưới để bổ sung). Công tác tổ chức ngày càng chuyên nghiệp (có thể ứng tuyển nhận tổ chức sự kiện được), nhiều chương trình trở thành truyền thống, được mọi người hưỡng ứng tích cực (Trung thu, Khúc giao mùa, Hội trại truyền thống, v.v.).


Để câu lạc bộ Tia Sáng Xanh phát triển mạnh hơn nữa, mở rộng cả về quy mô, chương trình, chất lượng và số lượng thành viên tham gia. Đòi hỏi câu lạc bộ có những thay đổi về định hướng, mục tiêu và có kế hoạch thực hiện cụ thể. Trong đó, chú trọng công tác truyền thông (truyền thống, facebook, website) dần đến tổ chức chuyên nghiệp; có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự đầu vào, các thế hệ kế cận nắm được các định hướng, mục tiêu của câu lạc bộ; mở rộng các mối quan hệ, phát triển mảng truyền thông hướng đến liên kết tài trợ, v.v.

Một lần nữa nhân ngày thành lập câu lạc bộ Tia Sáng Xanh, xin chúc Ban chủ nhiệm qua các thời kỳ, Ban chủ nhiệm lâm thời, các bạn cựu thành viên, thành viên, sinh viên có nhiều sức khỏe, học tập và làm việc tốt!
Thân!

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Về Rừng Sác

Cần Giờ - một khu rừng ngập mặn mênh mông, còn có tên là Rừng Sác. Nó có tên như vậy là do người Nam Bộ gọi cây mắm là cây Sác. Đây là loài cây ngập mặn hay sống cùng với các loại cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là… tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn. Tập đoàn cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi bồi cửa sông ven biển, nơi chưa có cây gì khác mọc được. Cây mắm, cây đước đi trước, khi đất bùn đã được cố định, nước đã nhạt dần, cây dừa nước là đại biểu sau cùng trong đoàn quân lấn biển.
Căn cứ Rừng Sác

Các nhà thực vật học còn dùng tên rừng Sác để chỉ kiểu rừng ngập mặn, nhằm phân biệt với rừng chàm là kiểu rừng đầm lầy trên lục địa, nước ngọt và hay bị nhiễm phèn. Vào thế kỷ 17, khi những lưu dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm nửa nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng Sác là sông rạch. Thế giới động vật Rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thuỷ sinh như tôm, cua, cá, lưỡng cư… người ta còn gặp hổ, khỉ độc, rái nước… Thậm chí có những ngày rái nước với hàng trăm con tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những cuộc giao tranh quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Loài cá sấu có nhiều vô kể, vẫn được người dân địa phương gọi là "chúa nước".
Đặc công Rừng Sác

Trong những năm 1962-1971, để tiêu diệt căn cứ quân giải phóng, Mỹ tàn phá Rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ, trung bình mỗi ha rừng Sác phải hứng chịu 56 lít. Cho đến ngày giải phóng (năm 1975), gần như toàn bộ Rừng Sác ở Cần Giờ bị tàn phá. Nhưng chỉ 5 năm sau, Rừng Sác đã tái sinh trở lại và bị khai thác, chặt phá bừa bãi, do chưa có quy hoạch. 10 năm sau đó là thời gian nhân dân Cần Giờ và bộ đội đổ mồ hôi trồng lại rừng ngập mặn, hàng chục ha Rừng Sác đã hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật đã xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước. Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nông, cò quắm, sếu, diệc, hồng hộc, le le… Động vật lớn hầu như không gặp, nhưng đã có đàn khỉ gần 400 con sống tự do trong Lâm viên Cần Giờ. Năm 2001, UNESCO công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Cùng với các khu dự trữ sinh quyển của gần 90 nước khác trên thế giới, đã mở đầu một kỷ nguyên mới cho Rừng Sác: kỷ nguyên phát triển loại hình du lịch sinh thái.
khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam

Có lẽ tương lai Cần Giờ bắt đầu từ năm 1985, khi con đường ô tô đầu tiên được xây dựng nối liền Bình Khánh với thị trấn Cần Thạnh, xuyên qua trung tâm Rừng Sác với những vạt đước cao trên 10 m, những vạt dừa rậm rạp với các tàu lá nhọn sắc nhô lên những thanh trường kiếm khổng lồ, du khách đi qua một thế giới kỳ lạ với các cảnh quan rừng ngập mặn, Rừng Sác như một bộ máy lọc nước khổng lồ, lọc sạch các chất ô nhiễm của hàng trăm khu công nghiệp và đô thị miền Đông Nam Bộ xả xuống các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Nhà Bè. Nhờ vậy Cần Giờ vẫn giữ được thế mạnh về kinh tế thuỷ sản. Với trên 5 ngàn ha nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp trên 30 ngàn tấn thuỷ sản, chủ yếu là tôm sò, hàu, nghêu…

Con đường Rừng Sác đang được mở rộng thành xa lộ 6 làn xe với lộ giới rộng đến 120 m, khu vực ven biển đã được quy hoạch thành khu kinh tế mở của thành phố Hồ Chí Minh. Các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ mọc lên bên cạnh các di chỉ từ thời Sa Huỳnh, Óc Eo… Nhưng dù là khu kinh tế mở ven biển có quy mô đến mức nào thì hàng chục ha Rừng Sác - lá phổi xanh và cỗ máy lọc nước khổng lồ của thành phố Hồ Chí Minh - vẫn phải được giữ gìn, bảo vệ vì những giá trị sinh thái và lịch sử không gì có thể thay thế được.






Nguồn: Tổng hợp