Thành lập: tọa lạc trong khuôn viên giáo xứ Gia Định,
Trường chuyên biệt Gia Định, do Cha sở Antôn Phùng Quang Mạnh sáng lập năm
1991, được mang cùng tên với giáo xứ.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự hiểu biết về các em tự kỷ, các em Chậm phát triển còn chưa rõ nét trong dân gian, các phụ huynh của các em này chỉ biết ôm con than thở: “Bao ngày mong đời, ai cũng mơ ước con mình sinh ra, khôn ngoan, thông minh, lanh lợi nhưng buồn thay, và thậm chí còn xấu hổ với bà con; chúng nó không biết làm gì chỉ phá phách, chúng nó chỉ là “đồ bỏ đi””.
Xuất phát từ tấm lòng yêu thương, quan tâm và đồng cảm với nỗi đau của các gia đình có con em khuyết tật, Công giáo cũng như không Công giáo trong khu vực, cha sở đã có một “bước đi trước” trong lĩnh vực giáo dục chuyên biệt này.
Từng bước, nhờ sự điều hành khéo léo của cha sở, nhờ lòng hảo tâm của các ân nhân xa gần; đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn được sự hướng dẫn của cố tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, đồng thời nhờ sự yêu thương, tận tụy, kiên trì dạy dỗ của các giáo viên, những đứa con “đồ bỏ” này đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội. Các em đã có khả năng sống độc lập, có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự hiểu biết về các em tự kỷ, các em Chậm phát triển còn chưa rõ nét trong dân gian, các phụ huynh của các em này chỉ biết ôm con than thở: “Bao ngày mong đời, ai cũng mơ ước con mình sinh ra, khôn ngoan, thông minh, lanh lợi nhưng buồn thay, và thậm chí còn xấu hổ với bà con; chúng nó không biết làm gì chỉ phá phách, chúng nó chỉ là “đồ bỏ đi””.
Xuất phát từ tấm lòng yêu thương, quan tâm và đồng cảm với nỗi đau của các gia đình có con em khuyết tật, Công giáo cũng như không Công giáo trong khu vực, cha sở đã có một “bước đi trước” trong lĩnh vực giáo dục chuyên biệt này.
Từng bước, nhờ sự điều hành khéo léo của cha sở, nhờ lòng hảo tâm của các ân nhân xa gần; đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn được sự hướng dẫn của cố tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, đồng thời nhờ sự yêu thương, tận tụy, kiên trì dạy dỗ của các giáo viên, những đứa con “đồ bỏ” này đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội. Các em đã có khả năng sống độc lập, có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
0 Comment to "Trường khuyết tật Gia Định (nhà thờ Gia Định) - Gia Định disable school (Gia Dinh church)"
Đăng nhận xét